TUẦN 04: KHOẢNH KHẮC DIỆU KỲ

Bạn sắp bắt đầu tuần thiền tập thứ tư. Tính đến thời điểm hiện tại, bạn đã thiền xấp xỉ ba giờ đồng hồ! Quá tốt! Hãy tự nhiệt liệt khen ngợi mình!
THIỀN KHOẢNH KHẮC DIỆU KỲ


Ngay lúc này, có thể bạn có ít nhất một trong các trải nghiệm sau:

- Bạn thấy thoải mái hơn với thiền. Khi thiền, bạn có cảm giác ấm áp và dễ chịu như đang cuộn mình trong chiếc chăn bông, việc mà bạn làm mỗi ngày.

- Bạn dễ dàng tiếp nhận các ý nghĩ và cảm giác cơ thể, ngay cả khi chúng không mấy dễ chịu. Vùng đất mới dần trở nên quen thuộc.

- Bạn bắt đầu hiểu bản chất tạm thời, thoáng qua của cảm xúc, cảm giác cơ thể và ý nghĩ. Chúng xuất hiện và rốt cuộc cũng lướt trôi như những đám mây.

- Bạn tinh thông hơn trong việc buông bỏ bất cứ điều gì khởi lên trong lúc thiền. Chúng có thể là những ý nghĩ, những hình ảnh, những cảm giác cơ thể. Kỹ thuật thiền "Nắm bắt và Buông bỏ" đã trở thành phản ứng tự động của bạn.

Đây là tiến bộ tuyệt vời! Bạn xứng đáng được chúc mừng vì đã tận tâm, nhiệt tình theo đuổi chương trình. Còn bây giờ, chúng ta hãy bước vào Tuần Thứ Tư! 


BẠN SẼ LÀM GÌ?

Kỹ thuật thiền tuần này, một lần nữa, lại nói về sự "hiện hữu trong hiện tại". Để đạt được khả năng này, bạn sẽ tập kỹ thuật thiền có tên gọi "Khoảnh khắc Diệu kỳ".

Trong phần Hỏi - Đáp của tuần trước, chúng ta đã trao đổi về “sự hiện hữu" đó. Có lẽ bạn cần ôn lại chút ít nước khi tiếp tục. Khái niệm "hiện hữu" nói về sự hiện diện ở đây, ngay lúc này. Có thể bạn thấy khái niệm này có gì đó ngớ ngẩn, thế thì sao? Có thể bạn hoài nghi bắt bẻ: Tôi lúc nào mà chẳng ở đây. Tôi còn có thể ở nơi nào khác chứ?

Một câu hỏi hợp lý. Vậy thì, chúng ta hãy dành một chút thời gian và xem thử ngay bây giờ bạn có thực sự ở đây không. Tôi muốn bạn ngừng đọc và đặt cuốn sách xuống. Bây giờ, hãy hít một hơi thật sâu, từ từ nhắm mắt lại, thả lỏng hoàn toàn và hít vào - thở ra bốn lần liên tục.

Được rồi, hãy mở mắt ra và trả lời câu hỏi sau: Bạn có hoàn toàn “hiện hữu" trong bốn lần thở? Ý tôi muốn hỏi là bạn có hiện hữu ở ngay đây? Hay tâm trí bạn nảy ra những ý nghĩ như: Tại sao tôi ngồi đây nhắm mắt? hay Phải chăng ý ông ta là làm thế này có nghĩa là "có mặt trong hiện tại"? Hãy xem xét kỹ những gì vừa xảy ra.

Bài tập này cho thấy một thực tế là mặc dù bạn sống với ý nghĩ rằng bạn luôn ở đây, nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược: Bạn "ở đây" ít hơn rất nhiều so với những gì bạn nghĩ. Và bạn "ở đâu đó" nhiều hơn rất nhiều so với những gì bạn biết.

Thiền Khoảnh khắc Diệu kỳ sẽ đưa bạn trở về "sự sống trong hiện tại" vốn dễ bị bỏ qua. Nào, chúng ta hãy cùng lật sang trang sau và bắt đầu! 



CHỈ DẪN THỰC HÀNH 
THIỀN CỦA TUẦN KHOẢNG KHẮC DIỆU KỲ 

CHUẨN BỊ

- Đặt đồng hồ hẹn giờ 8 phút.

- Ngồi trên ghế, đúng tư thế thiền, thoải mái và tỉnh táo.

- Nhẹ nhàng khép mắt lại.

- Hít một hơi dài, sâu, gạt bỏ những phiền muộn, hi vọng, mộng tưởng hiện tại. Giữ hơi lại một lúc. Sau đó từ từ thở ra, nhẹ nhàng và chậm rãi.

- Lặp lại một lần nữa.Hít thật sâu. Buông bỏ mọi căng thẳn còn sót lại trong tâm trí.

- Bấm đồng hồ.

THỰC HÀNH

- Thả lỏng và để tâm trí lắng đọng.

- Một ý nghĩ khởi lên. Rất có khả năng đó là ý nghĩ về quá khứ hoặc tương lai.

- “Dán nhãn” cho nó là “quá khứ” hoặc “tương lai”.

- Mặc nhiên để ý nghĩ nhày múa “vũ điệu vọng động” và đi theo con đường của nó.

- Khi ý nghĩ rời xa, chú ý đến không gian xung quanh. Yên lặng. Im lìm. Ở đây. Ngay bây giờ.

- Đắm mình vào suej hiện hữu bao la, tĩnh lặng đó.

- Lại một ý nghĩ khác khởi lên. Đừng cưỡng lại nó. Một lần nữa, “dán nhãn” cho nó là “quá khứ hoặc “tương lai”.

- Có phải tâm trí bạn đang lang thang trong những ý nghĩ, cảm giác cơ thể và cảm xúc. Chẳng sao cả. Chỉ cần ghi nhận và để chúng lướt trôi như những đám mây giữa bầu trời cao rộng.

- Tiếp nhận các ý nghĩ. Tiếp nhận sự tĩnh lặng. Tiếp nhận mọi thứ.

- Tiếp tục luyện kỹ thuật này cho đến khi chuông hẹn giờ reo.

- Lặp lại kỹ thuật này 8 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần. 



KỸ THUẬT NÀY NHƯ THẾ NÀO?

Kỹ thuật Thiền Khoảnh khắc Diệu kì nhằm giúp bạn hiểu, ở cấp độ đơn giản, sự khác biệt giữa trạng thái ở đây - bây giờ với ở nơi khác - lúc khác.

Bạn có thể thấy ví dụ minh họa rõ ràng cho điều này trong một bức biếm họa đăng trên tờ The New Yorker. Nội dung bức họa như sau:

Một tu sĩ Thiền tông, mỉm cười hoan hỉ, ngồi xếp bằng trên tọa cụ, hai chân bắt chéo theo tư thế toàn kiết già (tư thế hoa sen) rất khó. Một “quả bóng suy nghĩ” lơ lửng trên đầu ông ta. Và từ gì nằm trong quả bóng đó?

Một cái ghế!

Ngoài mục đích gây cười, bức biếm họa này còn muốn nói đến một thực tế là không quá khó để lôi kéo một thiền giả - bất kể đã tu tập bao nhiêu năm - ra khỏi hiện tại cho dù ông ta có xuất hiện như thế nào trong mắt thế gian. Nhiều khả năng vị tu sĩ trong bức họa đã ngồi bất động hàng giờ đồng hồ trong một tư thế không mấy thoải mái. Vì không chịu nổi sự bất tiện nên ông ta hoặc đã tưởng nhớ quá khứ (nhớ về cảm giác thoải mái khi ngồi trên một chiếc ghế?) hoặc đã mường tượng tương lai (À, nếu có chiếc ghế thì tuyệt nhỉ!). Hoặc cả hai!

Trong mỗi chúng ta đều có bóng dáng một thiền sư như thế, mơ được ngồi trên chiếc ghế ở một nơi nào khác - thay vì hiện hữu ngay ở đây, trong hiện tại này. Một trong những hạnh phúc lớn lao mà thiền mang lại là giúp chúng ta có được, có lẽ là lần đầu tiên trong đời, một không gian an tịnh để quan sát cuộc kiếm tìm không ngừng nghỉ của tâm trí - cuộc tìm kiếm điều gì đó khó nắm bắt (mà chúng ta cho rằng) sẽ làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp.

Sự lĩnh ngộ đạt được nhờ thiền tập đó có thể mang đến cho bạn một cảm thức mới mẻ về tự do và bình yên, an lạc của riêng mình. 



HỎI - ĐÁP: 
NHẠC, KINH, TIẾNG ỒN VÀ TRẦM HƯƠNG 


Tôi nghe nói nghe nhạc sẽ giúp nâng cao hiệu quả thiền tập. Tôi có thể mở bài hát yêu thích trong khi thiền không?

Tốt nhất là không. Lý do như sau:

Khi thiền, bạn muốn tạo ra một sân chơi công bằng nhất có thể - dù có thể vẫn nghiêng theo ý bạn một chút. Để đạt được điều này, bạn phải hạn chế tối đa các yếu tố gây xao nhãng từ bên ngoài. Mở bất kỳ loại nhạc nào trong khi thiền không chỉ gây ra tiếng ồn không cần thiết mà còn khơi dậy những mối liên tưởng và ký ức gắn với bài hát hay bản nhạc đó. Những ý nghĩ vô thức lẫn ý thức đó chắc chắn sẽ lôi kéo bạn ra khỏi sự thiền tập.

Tại sao bạn phải gây khó cho bản thân? Hãy giữ một sân chơi công bằng nhất có thể. Để dành âm nhạc cho lúc khác. Khi đó, bạn cũng sẽ thưởng thức được nhiều hơn. 

Tôi có thể đốt trần hương khi thiền không?

Đừng đốt thứ gì trong 8 phút thiền sắp tới.

Lý do cũng tương tự như việc không nên mở nhạc khi thiền. Mùi trầm hương có thể khiến bạn xao nhãng công việc chính: Tọa thiền. Việc này cũng nguy hiểm giống như kiểu một người chơi trò nhảy từ vách đá, anh ta ngồi trên mỏm đá cao hơn 90m so với mặt nước Thái Bình Dương và nói: "Như thế này chẳng nhằm nhò gì, cho nên tôi sẽ bịt mắt và lộn vài vòng trước khi lao xuống".

Một lần nữa, hãy giữ cho thiền có một sân chơi công bằng nhất có thể. Đợi đến khi kết thúc buổi thiền, bạn có thể đốt trầm hương, nến thơm, đèn tinh dầu hoặc bất cứ thứ gì bạn muốn. Khi đó, bạn sẽ thưởng thức những mùi hương dễ chịu đó nhiều hơn vì bạn "hiện hữu" hơn khi tiếp nhận. 


Xung quanh tôi ồn ào quá. Tôi không thể thiền dù có đóng bao nhiêu cánh cửa đi nữa.

Trong thiền, không bao giờ có khái niệm "quá".

Ô nhiễm tiếng ồn là một thứ dịch bệnh của cuộc sống hiện đại. Chắc chắn trăm phần trăm là xung quanh bạn luôn có tiếng ồn và những âm thanh không mong muốn, trừ phi bạn sống trên một ngọn núi ở Nepal, trong phòng kiểm tra thính lực hoặc ở... cung trăng. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn không thể thiền. Thực ra, tiếng ồn không mong muốn còn có thể dẫn đến những cảm nghiệm thiền sâu sắc hơn vì bạn buộc phải sáng tạo hơn trong thiền tập.

Như tôi đã nói, trước khi bạn ngồi xuống thiền, hãy cố gắng giảm thiểu tiếng ồn hết mức có thể. Đóng cửa sổ, tắt đài hay TV, yêu cầu người thân không quấy rầy và đợi đến lúc người làm vườn cắt cỏ xong. Khi đã làm tất cả những gì có thể, bạn hãy ngồi xuống và thiền, chấp nhận thực tế rằng có thể tiếng ồn không mong muốn sẽ xâm nhập vào không gian của bạn.

Thật khó có một buổi luyện thiền hoàn toàn sạch tiếng ồn. Chẳng hạn, bạn đợi đến khi mọi người đi ngủ và căn nhà trở nên yên tĩnh rồi ngồi xuống và thiền. Và... ối!... Đột nhiên tiếng còi chống trộm xe vang lên! Hoặc tiếng kêu của con mèo hàng xóm! Hoặc tiếng khóc ré của đứa con nhỏ.

Khi chuyện này xảy ra, hãy biến tiếng ồn thành cơ hội nâng cao thiền tập. Hãy chuyển sang kỹ thuật âm thanh Trống rỗng và chỉ xem tiếng ồn đơn giản là tiếng ồn. Đừng "dán nhãn", chỉ trích, phân tích hay đánh giá nó. Hãy thực hành kỹ thuật âm thanh Trống rỗng trong thời gian còn lại của buổi thiền. Bạn có thể quay lại kỹ thuật đang tập luyện vào ngày mai.

Thiền có thể giúp bạn phát triển một phương thức mới để đối phó với tiếng ồn không mong muốn. Mặc nhiên để nó khởi lên, lắng xuống rồi biến mất. Bạn càng tiếp nhận bao nhiêu, nó càng ít gây phiền nhiễu bấy nhiêu. 


Nói đến âm thanh, tôi vẫn thường thấy cảnh các thầy tu tụng kinh. Không biết kinh là gì vậy? Tôi có thể đọc kinh thay cho thiền được không?

Nói đơn giản thì tụng niệm kinh kệ là một kiểu thiền trong đạo Phật và các tín ngưỡng truyền thống khác trong đó người hành thiền lặp đi lặp lại một chuỗi âm thanh, từ, cụm từ, đoạn kinh cầu nguyện nhất định. "Om" là một trong những từ thường gặp nhất trong các bài kinh.

Thiền theo Chương trình 8 Phút Thiền không nghiêng về phô trương, cho phép bạn thiền bất cứ nơi đâu mà không làm phiền đến người khác. Trong khi đó, các bài kinh thường được tụng niệm ồn ào. Điều này không chỉ quấy rầy người khác mà còn thu hút sự chú ý không cần thiết. Đó không phải là ý kiến hay.

Sau khi hoàn thành chương trình thiền 8 tuần, bạn có thể tự do khám phá các bài kinh hay bất cứ kiểu thiền nào mà bạn thích. Còn bây giờ và trong thời gian còn lại của chương trình này, xin bạn nhớ lại và tuân thủ chỉ dẫn thực hành thiền "Hãy để chúng tôi đưa bạn đi".

Bạn làm rất tốt! Nếu đây là ngày thứ bảy của tuần luyện tập, hãy bước sang tuần kế tiếp!
MORE

Related Posts

TUẦN 04: KHOẢNH KHẮC DIỆU KỲ
4/ 5
Oleh

Xem Thêm

MENU


Loading...
Cách ngồi thiền nghe nhạc tịnh tâm