TUẦN 06: SOI CHIẾU NỘI TÂM

TUẦN 06: SOI CHIẾU NỘI TÂM 
Nếu suốt thời gian qua, bạn luôn tuân thủ Chương trình 8 Phút Thiền, có thể bạn đang ở mốc sau:
Thiền soi chiếu nội tâm


- Thiền không còn tốn quá nhiều công sức và đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

- Các buổi thiền 8 phút đang đưa bạn tiến sâu hơn vào vùng đất của sự bình yên, an lạc.


Khi những dấu hiệu như trên bắt đầu xuất hiện, rất có thể là bạn sắp cảm nghiệm khoảnh khắc "A ha!" trong thiền định. Đó là sự lĩnh ngộ sâu sắc, mang tính bản năng, thuộc về trực giác - một dạng “tia chớp bừng sáng” cho thấy trình độ thiền của bạn đã lên đến một tầng cao mới.

Những khoảnh khắc "A ha!" không có gì huyền bí, bạn gặp chúng rất nhiều trong cuộc sống. Dưới đây là một ví dụ.

Bạn có nhớ lúc bạn còn nhỏ và tập đi xe đạp lần đầu? Bố mẹ bạn phải gắn thêm bộ bánh xe nhỏ vào bánh sau để giúp bạn nếm trải cảm giác được cưỡi xe mà không bị bổ nhào.

Rồi đến một ngày quan trọng: Bạn tự đạp xe mà không cần các bánh xe hỗ trợ. Bạn leo lên xe và nhấn bàn đạp. Bố mẹ bạn chạy theo giữ đằng sau xe để bạn vững tâm trong giây lát. Rồi đột nhiên họ buông tay ra.

Và mọi thứ diễn ra tốt đẹp!

Bạn vẫn ngồi trên xe, đạp bon bon, hoàn toàn không cần hỗ trợ. Trong khoảnh khắc đó, khi mọi thứ cùng lúc diễn ra, phần sâu thẳm trong bạn, sâu hơn cả tâm trí, bất chợt hiểu rằng: À, ra thế!

Nếu từng cảm nghiệm điều này khi thiền, bạn sẽ hiểu những gì tôi đang nói. Nếu chưa, thì cũng đừng lo lắng; điều đó không có nghĩa là bạn đang "bị thiền thử thách". Bạn chỉ cần tiếp tục các buổi thiền 8 phút mỗi ngày, đừng băn khoăn hôm nay có phải là ngày "A ha!” không. Đến một lúc nào đó, những chiếc bánh xe hỗ trợ sẽ tự rời ra. 



BẠN SẼ LÀM GÌ? 


Tuần này, bạn sẽ tập luyện kỹ thuật thiền có tên gọi Soi chiếu Nội tâm. Điểm neo của kỹ thuật này là một màn chiếu ảo trong đầu bạn.

Năm mười chín tuổi, Josh Baran, một người bạn của tôi, vào thiền viện. Sau bảy năm làm tu sĩ, anh trở về Los Angeles và mở một công ty phi lợi nhuận nhỏ chuyên về quan hệ công chúng. Josh nhanh chóng trở thành một trong những chuyên gia được săn lùng nhất trong ánh vực quan hệ công chúng ở Mỹ. Anh giúp đỡ nhiều nhân vật nổi tiếng ở Hollywood cũng như trong giới kinh doanh và thậm chí cả đức Đạt Lai Lạt Ma.

Josh giới thiệu kỹ thuật thiền Soi chiếu Nội tâm cho những người được anh hướng dẫn tập thiền. Anh thích kỹ thuật này vì nó đơn giản chẳng khác gì nhìn màn hình máy tính, TV hay màn ảnh - việc mà ai cũng làm được.

Soi chiếu Nội tâm cũng rất phù hợp với Chương trình 8 Phút Thiền: Thời gian 8 phút thiền bằng thời lượng nội dung giữa hai đợt quảng cáo trong một chương trình TV. Điều này khiến việc tập Thiền Soi chiếu Nội tâm giống như xem một chương trình mà bạn yêu thích - một chương trình được viết cho bạn, nhắm đến bạn, diễn về bạn. Để cảm nghiệm vị của Thiền Soi chiếu Nội tâm, mời bạn ngồi xuống, thực hiện bài tập nhỏ sau:

- Hít một hơi thật sâu và từ từ nhắm mắt.

- Mặc nhiên để mọi hình ảnh hiện lên, không ngăn cản.

- Chú ý xem có nơi nào đó trong đầu có các hình ảnh được chiếu lên.

- Tiếp tục thực hiện trong hai phút.

- Mở mắt ra.

Khi thực hiện bài tập thiền ngắn trên bạn có quan sát thấy các hình ảnh dường như được chiếu trên một "màn chiếu" nằm ngay sau mắt? Trong kỹ thuật Thiền Soi chiếu Nội tâm, "màn hình tâm trí" này giống như một điểm neo, vị trí mà bạn nhẹ nhàng, khéo léo hướng sự chú ý đến suốt buổi thiền. Từ đây, bạn sẽ quan sát những hình ảnh xuất hiện trên màn chiếu. Khi những ý nghĩ xuất hiện, bạn xử lý như thường lệ: Ghi nhận sự xuất hiện của chúng và tiếp tục chú tâm vào điểm neo.

Hãy nhớ, yếu quyết trong kỹ thuật Soi chiếu Nội tâm là quan sát. Tất cả những gì bạn cần làm là quan sát màn chiếu, chứ không phải tạo ra bộ phim có nội dung. Hãy để việc đó cho những đạo diễn Hollywood tài ba.

Đây là lúc cần nhắc bạn nhớ hai chỉ dẫn thực hành thiền rất thích hợp khi thực hiện kỹ thuật Soi chiếu Nội tâm:

- Chấp nhận... Chấp nhận... Chấp nhận. Trong thiền, mọi thứ đều được tiếp nhận - không một thứ gì bị ngăn chặn. Bạn không cần phải tự hỏi tại sao hình ảnh món mì xào thịt bò lại thình lình xuất hiện trong đầu. Nó chỉ tự nhiên xuất hiện vậy thôi. Tất cả những gì bạn cần làm là tiếp nhận nó.

- Nắm bắt và Buông bỏ. Ngay khi bạn nhận ra tâm trí "mắc" vào một hình ảnh, cách xử lý thích hợp là buông bỏ. Hãy coi kỹ thuật Soi chiếu Nội tâm như thể một màn trình chiếu slide liên tục. Một hình ảnh xuất hiện, đứng yên trên màn hình một hoặc hai giây rồi trôi qua, và một hình ảnh khác xuất hiện, cứ liên tục như thế.

Kỹ thuật Soi chiếu Nội tâm cho bạn cơ hội tuyệt vời để quan sát vô vàn hình ảnh liên tục hiện ra trong tâm trí. Dù bạn vẫn nhắm mắt khi tập nhưng tuần thiền này sẽ "mở mắt" cho bạn, giúp bạn cảm nghiệm những điều thú vị bất ngờ.

CHỈ DẪN THỰC HÀNH THIỀN CỦA TUẦN SOI CHIẾU NỘI TÂM 
CHUẨN BỊ 


- Đặt đồng hồ hẹn giờ 8 phút.

- Ngồi trên ghế, đúng tư thế thiền, tâm trí thoải mái và tỉnh táo.

- Nhẹ nhàng khép mắt lại.

- Hít một hơi dài, sâu, gạt bỏ những phiền muộn, hi vọng, mộng tưởng hiện tại. Giữ hơi lại một lúc. Sau đó từ từ thở ra, nhẹ nhàng và chậm rãi.

- Lặp lại một lần nữa.Hít thật sâu. Buông bỏ mọi căng thẳn còn sót lại trong tâm trí.

- Bấm đồng hồ.

THỰC HÀNH 


- Tập trung chú ý vào “màn chiếu nội tâm” nằm ngay sau mắt. Đây sẽ là điểm neo của bạn.

- Một hình ảnh xuất hiện trên màn hình. Nó có thể là bất cứ hình ảnh nào, được chiếu dưới nhiều dạng: mờ nhạt, đen trắng hoặc sặc sỡ sắc màu.

- Chỉ quan sát hình ảnh, không đánh giá, phân tích hay đặt câu hỏi.

- Hãy để hình ảnh tự do "nhảy múa" theo cách của nó.

- Có thể càng lúc nó càng nổi bật. Cũng có thể đột nhiên nó biến mất. Hoặc mờ dần rồi biến thành hình ảnh mới. Hãy cứ mặc nhiên để nó làm theo ý nó.

- Chỉ quan sát màn trình diễn của các hình ảnh. Mặc nhiên để chúng đến rồi đi. Đừng tạo dựng những câu chuyện về chúng. Bạn chỉ là người quan sát, chứ không phải là biên kịch, diễn viên hay đạo diễn của bộ phim này.

- Bạn bị mắc kẹt vào một ý nghĩ? Được rồi. Ghi nhận ý nghĩ này. Buông bỏ nó, không đưa ra đánh gía nào dù là nhỏ nhất. Hướng sự chú ý trở lại điểm neo, nơi đặt màn chiếu nội tâm.

- Tiếp tục luyện kỹ thuật này cho đến khi chuông hẹn giờ reo.

- Lặp lại kỹ thuật này 8 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần.

KỸ THUẬT NÀY NHƯ THẾ NÀO? 


Không mất quá nhiều thời gian để một hình ảnh hiện lên trên "màn chiếu nội tâm" của bạn. Bạn nhắm mắt lại và ô kìa, nó hiện ra kia rồi! Tâm trí bạn có thể ngay lập tức lao vào cuộc, thực hiện phần việc của mình: Tạo ra một câu chuyện mạch lạc, logic về những gì bạn vừa thấy. Mục đích của Thiền Soi chiếu Nội tâm là giúp bạn nhận thức rõ hơn thói quen vô thức này và phá bỏ nó. Xin giải thích điều tôi muốn nói như sau:

Khi bạn "trung lập" quan sát hình ảnh xuất hiện trên màn chiếu nội tâm, sự thôi thúc phải làm gì đó liên quan đến nó sẽ giảm bớt. Nhờ đó, bạn lắng sâu hơn vào trạng thái bình yên, an lạc và nhận ra: Thật ít ỏi biết bao nhưng ý nghĩ xứng đáng với sự quan trọng mà bạn dành cho chúng.

Newton Minow, cựu chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang, từng nhận xét truyền hình là “vùng đất hoang" rộng lớn. Các chương trình xuất hiện trên màn chiếu trong tâm trí bạn cũng hỗn loạn, "hoang toàng" như thế. Và thiền mang đến món quà ý nghĩa: Nó cho phép bạn dọn sạch đám lộn xộn và tạo không gian cho những điều thực sự quan trọng.



HỎI - ĐÁP: HOÀI NGHI VÀ SỢ HÃI 

Bây giờ, tôi có nên tiếp tục tập thiền nữa không? Tôi đã tập được hơn năm tuần rồi!

Năm tuần... có dài không?


Hoàn toàn dễ hiểu khi bạn muốn thấy dấu hiệu chứng tỏ công sức luyện tập chăm chỉ của bạn được đền đáp, chứng tỏ bạn đã đạt đến một mốc nào đó. Nhưng như tôi đã nói trong Phần I, thiền là cả một quá trình diễn tiến chứ không phải là một mục tiêu cần đạt đến. Quả thật, thiền định không có một đích đến cụ thể nào.

Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không thể tiến bộ. Bạn có thể! Dưới đây là một số dấu hiệu của sự tiến bộ:

Bạn cảm thấy tỉnh thức hơn, nhưng cũng an tịnh hơn. Cảm giác này song hành với cảm thức hiện hữu hơn trong hiện tại, ngay ở đây và bây giờ, đối nghịch với nơi khác - lúc khác: Sống tận đâu đâu, trong quá khứ - tương lai, lúc nào không biết nữa.

- Bạn thấy cảm xúc ổn định hơn và ít bị cuốn theo những cung bậc thăng trầm của vòng xoáy cuộc đời, ngay cả khi phải đối mặt với những thứ thách, khó khăn nghiêm trọng.

- Bạn có thể "trung lập" quan sát sự khởi lên và trôi qua của ý nghĩ, hình ảnh và cảm giác trong khi thiền định.

Ngoài rất còn một cách khác có thể giúp bạn biết được mình đã đi được bao xa trong sáu tuần qua. Hãy thử làm Bài kiểm tra tiến bộ sau. Dành ít phút, nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể, suy nghĩ trả lời câu hỏi sau:

So với cách đây sáu tuần, hôm nay tôi cảm thấy khác biệt ra sao?


Được rồi. Trong đầu bạn hiện ra những ý nghĩ gì? Có thể bạn nghĩ đến những dấu hiệu tiến bộ mà tôi vừa nói ở trên. Hoặc có thể một số dấu hiệu khác. Nhưng có một điều tôi hi vọng bạn nhận ra: Hôm nay, bạn đã tỉnh thức hơn và hiện hữu trong hiện tại hơn cách đây sáu tuần.

Điều này tự nó đã là một sự tiến bộ lớn lao.


Tôi đột nhiên bật khóc trong khi đang thiền. Chuyện này làm tôi lo lắng.


Đừng lo lắng! Sự xuất hiện của các cảm giác và cảm xúc mạnh trong và sau khi thiền là hoàn toàn tự nhiên.

Thiền cho phép chúng ta "xả hơi" một cách tích cực, hiệu quả và có tính xây dựng nhất. Sau đây, tôi xin đưa ra một ví dụ để bạn hiểu hơn những gì tôi muốn nói:

Hãy tưởng tượng bạn là cái nồi đậy vung kín mít, đang sôi sùng sục và hơi nước cuộn trào lên từ tận đáy. "Hơi nước" này là những cảm giác và ý nghĩ vùi nén, chôn sâu trong bạn. Những cảm giác đó là gì và làm sao chúng có mặt ở đó không quan trọng, Bây giờ, bạn hãy đưa thiền vào tình huống trên. Tưởng tượng thiền là chất xúc tác, làm tăng nhiệt độ bên trong nồi đến đỉnh điểm khiến chiếc vung không thể chịu được áp suất và bật ra, và như nhưng người đi săn cá voi thường kêu lên khi thấy cá voi nổi lên thở: “Nó đang phun nước lên kìa".

Khi nắp vung bật ra, luồng hơi "cảm xúc" bung ra và giải phóng những ý nghĩ và cảm giác vô thức bị dồn nén bấy lâu.

Bạn phải làm gì để đối phó với những luồng cảm xúc đang phun trào như núi lửa khi tập thiền? Hãy làm đúng như cách bạn xử lý bất cứ điều gì xuất hiện trong lúc thiền. Bạn Chấp nhận... Chấp nhận... Chấp nhận. Rồi Nắm bắt và Buông bỏ. Bạn hít một hơi thật sâu và tiếp tục thực hiện kỹ thuật của tuần. Nói tóm lại, bạn phải làm bất cứ điều gì có lợi cho bạn tại thời điểm đó.

Sự giải phóng những cảm xúc sâu thẳm trong quá trình thiền tập mang đến cho bạn cơ hội tuyệt vời để thực hành những gì đã học trong sáu tuần qua. Đừng lảng tránh những cảm xúc đó. Hãy tận dụng chúng để ôn lại các kỹ thuật thiền.

Tôi sợ rằng thiền sẽ khiến tôi quá “đủng đỉnh” và tôi sẽ mất đi sự “sắc bén” trong công việc, học hành và chơi thể thao.


Sự thiền tập đơn giản, đều đặn mỗi ngày sẽ không làm cùn đi, mà ngược lại, còn giúp mài giũa thêm sự sắc sảo lợi hại của bạn.

Nhắc đến thiền, người ta thường hình dung ngay đến những tu sĩ đầu cạo trọc, thơ thẩn đứng ngồi trong một thiền viện xa xôi nào đó chẳng làm gì cả và tất nhiên - chẳng đi đâu cả. Điều này hoàn toàn sai. Các tu sĩ cũng phải làm việc cật lực như tất cả chúng ta.

Tuy nhiên, cái hàm ý về sự trì trệ (theo sự liên tưởng nói trên) của từ "thiền" không truyền được cho chúng ta - những người đang phải vắt óc trắng đêm để soạn bản tóm tắt hồ sơ kháng cáo, ráng chạy thêm một dặm để chuẩn bị cho giải marathon sắp tới hoặc ráo riết học hành cho kỳ thi trước mắt - sự tin tưởng vào thiền.

Thực ra, thiền hoàn hoàn ngược lại với những điều bạn lo sợ: Tập thiền không làm cùn đi mà còn mài giũa thêm sự sắc bén của bạn. Như bạn biết đấy, tôi bắt đầu tập thiền khi đang học năm thứ hai trường Luật một môi trường nổi tiếng không dung nạp sự lười biếng và trì trệ. Tôi cũng kiên trì tập thiền trong hơn mười năm làm luật sư, nhà sản xuất, nhà biên kịch trong môi trường khắc nghiệt của ngành công nghiệp giải trí, nơi mà để một dự án được chấp thuận, khó chẳng khác nào dùng một chiếc thuyền nhỏ buộc con tàu du lịch khổng lồ Carnival phải quay đầu.

Qua những gì kể trên, các bạn có thể thấy thiền đóng vai trò quan trọng thế nào trong thành công của tôi. Thiền hiệu quả với tôi và cũng có thể hiệu quả với bạn. Tại sao lại vậy? Vì thực hành thiền đều đặn mỗi ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trí thông minh tự nhiên, sẵn có trong bạn nổi lên. Đây là sự minh triết trực giác, là trí tuệ bản nguồn giúp bạn biết chính xác còn làm gì và đâu là cách thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất. Rồi bạn sẽ thấy mình dễ dàng tìm ra cách làm việc phù hợp hơn và hiệu quả hơn.

Vậy nên đừng lo sợ! Thiền không ghìm chân, mà giúp bạn tiến lên phía trước.

Bạn làm rất tốt! Nếu đây là ngày thứ bảy của tuần luyện tập
MORE

Related Posts

TUẦN 06: SOI CHIẾU NỘI TÂM
4/ 5
Oleh

Xem Thêm

MENU


Loading...
Cách ngồi thiền nghe nhạc tịnh tâm